image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đã xuống giống hơn 3.300 ha lúa Hè thu
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Bến Lức có mưa lớn trên diện rộng, đồng thời nồng độ mặn tại các vùng bị ảnh hưởng đã giảm và nhiều nơi độ mặn ở mức an toàn cho sản xuất nông nghiệp (độ mặn dưới 1‰), do đó người dân đã tranh thủ vệ sinh đồng ruộng và xuống giống vụ lúa hè thu theo đúng lịch khuyến cáo.

Vụ hè thu năm nay, huyện có kế hoạch xuống giống khoảng 4.500ha, đến thời điểm hiện tại, nông dân đã xuống giống được hơn 3.300 ha, với các nhóm giống lúa chủ lực có khả năng thích ứng rộng, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt, như: ST24, OM5451, OM4900, OM 6976, nàng hoa 9, RVT,… Dự kiến đến này 30/6/2024 là kết thúc đợt xuống giống với số diện tích còn lại.

Ngành chuyên môn huyện khuyến cáo, do đặc thù của vụ lúa hè thu là đầu vụ nắng nóng, cuối vụ có mưa, dễ phát sinh bệnh đạo ôn. Do đó, cần theo dõi, phát hiện sớm để phòng ngừa. Ngoài ra, thống kê cho thấy, trên cùng một tiểu vùng, nếu ruộng nào xuống giống trễ hơn 30 ngày so với những ruộng khác, khá năng bị muỗi hành (sâu năn) tấn công nhiều hơn. Đặc điểm của muỗi hành là rất khó xác định thời gian nở trứng. Ấu trùng sau khi nở khoảng 6 giờ là đã chui trở vào thân cây, gây hại cho lúa (ấu trùng cuốn lá lúa lại như cọng hành, khiến lúa bị nghẹn, không phát triển được nên gọi là muỗi hành). Nông dân rất khó xác định được thời điểm sâu năn nở để phòng trừ, chỉ cần phun thuốc sai thời điểm là không phát huy hiệu quả. Do vậy, trên cùng một tiểu vùng, nên xuống giống đồng loạt, không để nhiều trà lúa đan xen nhau nhằm hạn chế dịch hại.

Anh-tin-bai

Nông dân các xã trong huyện Bến Lức tranh thủ xuống giống lúa hè - thu

Bên cạnh những biện pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để quản lý dịch hại bền vững (kỹ thuật IPM, IPHM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, trồng hoa trên bờ ruộng), Ngành nông nghiệp huyện Bến Lức lưu ý nông dân áp dụng triệt để biện pháp sạ thưa (dưới 100kg/ha), bón phân cân đối theo nhu cầu cây lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm), áp dụng biện pháp tưới nước “ngập khô xen kẽ” trên đồng ruộng…

Đồng thời, khuyến cáo nông dân thay thế một phần phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, tăng khả năng đề kháng của cây lúa trong điều kiện bất lợi của thời tiết. Bên cạnh đó, cần áp dụng bón lót phân lân; bón phân đợt 1 sớm (từ 7 - 10 ngày sau sạ), tăng cường bón phân lân và kali để kích thích bộ rễ phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và dịch hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ, hạ phèn.../.

Việt Hằng
Việt Hằng
THÔNG BÁO
image advertisement

image advertisement  image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thư viện ảnh