image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát di tích lịch sử Nhà Long Hiệp

Di tích Nhà Long Hiệp là niềm tự hào của Nhân dân và Đảng Bộ huyện Bến Lức nói riêng, tỉnh Long An nói chung với sự kiện là nơi thành lập Tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Chợ Lớn vào tháng 11 năm 1930. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An và một phần Thành phố Hồ Chí Minh), đánh dấu sự thống nhất về tổ chức Đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh Chợ Lớn, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Anh-tin-bai

Đoàn khảo sát Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có chuyến tham quan và làm việc thực tế tại Nhà Long Hiệp xã Long Hiệp huyện Bến Lức

Di tích Nhà Long Hiệp còn là địa điểm ghi dấu hoạt động của các nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, như: Võ Văn Tần (Thường vụ Trung ương Đảng; Bí thư Xứ ủy; Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn 1931); Võ Văn Ngân (Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Xứ ủy; Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn 1932); Ung Văn Khiêm (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Xứ ủy); Trương Văn Bang (Bí thư Xứ ủy; Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn 1932-1933); Hồ Văn Long (Bí thư Xứ ủy; Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn 1932, 1946); các đồng chí lãnh đạo trung kiên của Đảng, như: Lê Quang Sung (Xứ ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên 1930); Nguyễn Xuân Luyện (Xứ ủy viên); Nguyễn Thị Nhỏ (Phó Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên 1930).

Năm 2021, huyện Bến Lức đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích bao gồm các hạng mục: san nền, phục hồi ngôi nhà chính, xây dựng cổng - hàng rào, sân đường - thoát nước, nhà vệ sinh - hồ nước ngầm và thiết bị với tổng mức đầu tư 16,5 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 7,5 tỷ đồng, chi phí xây dựng 8,1 tỷ đồng. Về phần nội thất Nhà Long Hiệp do kinh phí vận động xã hội hóa gồm: bàn ghế, hoành phi, ván gỗ… với tổng giá trị khoảng 1,3 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên do hiện nay khu vực di tích còn chật hẹp nên UBND huyện Bến Lức đang lập hồ sơ để xã hội hóa mở rộng thêm di tích trong thời gian tới với diện tích 1.700 m­2, đã đền bù giải phóng mặt bằng xong. Nâng tổng diện tich khu di tích lên hơn 3.400 m2. Dự kiến đầu tư xây dựng và đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng các hạng mục như: Hội trường - phục dựng nơi họp thành lập tỉnh ủy Chợ Lớn, trưng bày hiện vật, văn bia di tích, san nền, hàng rào, kè mềm, nhà nghỉ ngơi khách tham quan với tổng kinh phí 25 tỷ đồng.

Anh-tin-bai

Đoàn khảo sát cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Long An, huyện Bến Lức đã có những trao đổi chi tiết góp phần làm rõ nét thêm về khu di tích để có sự tập trung chuẩn bị thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Theo dự kiến, huyện Bến Lức sẽ là địa phương đăng cai tổ chức họp mặt truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện lần thứ 39 vào năm 2025. Qua buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Long An, huyện Bến Lức đã có những trao đổi chi tiết, cụ thể góp phần làm rõ nét thêm về những chi tiết cần hoàn thiện cho khu di tích, cũng như có sự tập trung chuẩn bị để thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, gắn liền với sự kiện lịch sử di tích Nhà Long Hiệp, tri ân các thế hệ đi trước, gắn kết tình đoàn kết trong các đơn vị, tiếp nối và lưu truyền truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện năm xưa, được tổ chức họp mặt xoay vòng tại các huyện hằng năm./.

Lê Hạnh

THÔNG BÁO
image advertisement

image advertisement  image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thư viện ảnh