image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
DI TÍCH – DANH THẮNG

1. Xóm nghề (xã Thạnh Đức):

Xóm nghề thuộc thôn Bình Nhựt xưa, nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức. Gọi xóm nghề gì nơi đây xưa làm nghề chài lưới đánh bắt cá. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ra đời ở Xóm nghề này năm 1838.

Anh-tin-bai


Hình 1 - Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu vực Xóm nghề (Nay là ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức)

2. Rạch Mương Trám (xã Thạnh Lợi):

Con rạch chạy trên địa phận ấp 5 xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức ra Vàm Cỏ Đông. Theo các bậc cao niên ở địa phương, xưa là rạch Mương Tràm vì có nhiều tràm mọc bít cả lối đi của nghe xuồng nên gọi là " trám " (bít, trám chỗ). Cạnh rạch có ngôi đình Mương Trám (đình làng Xương Thạnh), địa điểm di tích lịch sử cấp tỉnh.

Anh-tin-bai

Hình ảnh: Rạch Mương Trám ngày nay 

3. Lò Gạch (xã Long Hiệp):

Ông Võ Công Tồn, một đại điền chủ yêu nước thời kỳ tiền cách mạng, là một cơ sở lớn của ta. Tại ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp hiện nay, Ông cho xây một lò gạch để kinh doanh làm nguồn kinh phí giúp đỡ phong trào yêu nước và cách mạng. Lò Gạch nay là một trong cụm di tích lịch sử cấp Quốc gia Nhà và Lò Gạch Võ Công Tồn, ngày 16/11/2011 sau gần 6 tháng thi công bia tưởng niệm di tích được khánh thành trong khuôn viên 300 m2, với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng.

Anh-tin-bai

Hình 3 - Lò gạch Võ Công Tồn

4. Ba Cụm (xã Tân Bửu)

Nơi có 3 cây da to nằm chỗ giáp nước, ngã tư sông Bến Lức và 2 con rạch Ba Cụm và rạch Khai. Đây là nơi ghe thuyền đậu chờ con nước tranh thủ buôn bán trao đổi, từ đó hình thành chợ Ba Cụm. Lợi dụng nơi buôn bán đông đúc, bọn trộm cắp tụ về đây hoạt động. Danh từ " Bối Ba Cụm " ra đời từ đó  (Bói tiếng lóng chỉ bọn trộm cướp). Đây cũng là nơi có nhiều lò võ nổi tiếng một thờ, là nơi tụ họp của giới giang hồ tứ chiếng, Bối Ba Cụm vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh.

5. Bến Lức (thị trấn Bến Lức)

Bến cặp ghe, xuồng bên sông Vàm Cỏ Đông (dưới chân Cầu Bến Lức nay), nơi xưa có nhiều cây Lứt mọc, do cách phát âm từ "lứt" thành "lức" mãi thành quen và mặc nhiên tồn tại trong văn bản. Tên địa danh thành chợ (xưa chợ Bến Lức là chợ Phước Tú) rồi thành địa danh hành chính huyện như bây giờ.

Anh-tin-bai

Hình 4 - Thị trấn Bến Lức ngày nay

Anh-tin-bai


Hình 5 – Cầu Bến Lức

6. Gò Đen (xã Phước Lợi)

Nơi này xưa Lưu dân đến khai phá, trong quá trình đào giếng lấy nước ngọt, thường gặp một lớp đất đen dày hàng mét, từ đó đặt tên là Gò Đen. Ngày nay ngành địa chất cũng xác định điều này, nơi đây nổi tiếng với rượu đế Gò Đen, sở dĩ có tên là rượu đế bởi lúc đương thời thực dân Pháp thực hiện chính sách độc quyền về sản và phân phối xuất rượu, nhưng rượu của chúng không hợp khẩu vị với dân ta, nên tại đây dân ta tổ chức nấu rượu lén lút khi đêm về và nấu ở những đám đế gần nhà (đế là loài cỏ dại, thân cao, khu vực này xưa có nhiều đế mọc um tùm) và gọi là rượu Đế vì loại rượu này được nấu trong những đám Đế.

Anh-tin-bai

Hình 6 - Chợ Gò Đen ngày nay

Anh-tin-bai


Hình 7 - Rượu đế Gò Đen

7. Rừng Tràm Bà Vụ (xã Tân Hòa)

Thuộc chiến khu Vườn thơm – Bà Vụ (thuộc Đức Hòa và Bến Lức). Theo dân gian, nơi đây xưa ở đầu kênh có một người phụ nữ bán quán rượu. Do cách phát âm không chuẩn của người Nam Bộ nên thành kênh Bà Vụ, rừng tràm Bà Vụ là một điểm di tích lịch sử.

Anh-tin-bai

Hình 8 – Kênh tại khu vực Rừng Tràm Bà vụ


Hình 9: Di tích rừng tràm Bà Vụ

8. Nước Mục ( xã Lương Hòa )

Tên con rạch chảy từ rừng tràm Bà Vụ ra Vàm Cỏ Đông tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lương Hòa và An Thạnh. Xưa nơi đây là rừng tràm, mùa mưa lá rụng trộn vào rạch nghẻn cả lối đi của ghe xuồng nên gọi là nước mục. Thời khai phá nơi đây từng là nơi cư trú của bọn giang hồ thảo khấu. Thời kháng chiến chống Pháp, nơi đây là cửa ngõ đi lại của chiến khu vườn thơm. Kháng chiến chống Mỹ đây từng là căn cứ du kích. Sau ngày giải phóng từng có một nông trường quốc doanh do quân đội quản lý mang tên nông trường Nước Mục.

Anh-tin-bai


Hình 10 – Rạch Nước Mục ngày nay

9. Khu vui chơi phức hợp Khang Thông (Happyland)

Happyland nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Đông thuộc ấp 1 xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cách trung tâm TP.HCM với 30 phút lái xe theo đường Quốc Lộ 1A và 20 phút theo đường cao tốc Trung Lương.

Anh-tin-bai

Hình 11 - Happyland

Nét nổi bật của Happyland là tính phức hợp và đa dạng. Không chỉ là khu vui chơi giải trí đơn giản như các công viên thường thấy ở Việt Nam, khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) còn là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống của Việt Nam và những nét hiện đại. Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ngày càng cao cho du khách trong và ngoài nước; góp phần vào việc tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam.

Anh-tin-bai

Hình 13 – Happyland

10. Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi Garden

Chavi Garden là khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm độc đáo và duy nhất tại Bến Lức, Long An. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, bạn có thể di chuyển dễ dàng đến Chavi Garden bằng xe máy hoặc ô tô chỉ mất 1h30 phút.

 

Chavi Garden kết hợp giữa du lịch sinh thái, tham quan, trải nghiệm và giáo dục, phù hợp cho gia đình, học sinh, sinh viên, khách đoàn trong nước và quốc tế.

Tại Chavi Garden có rất nhiều điểm tham quan và hoạt động thú vị mà bạn không muốn bõ lỡ như Vườn hoa, Dòng kênh, Đài phun nước, Hồ có Koi, Vườn cây ăn trái, Khu trò chơi, Khu nuôi trồng đông trùng hạ thảo, Nhà hàng bên hồ, Con đường hoa lan.

 

Anh-tin-bai

Hình 14 – Chavi Garden

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh